Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Các tập đoàn đa quốc gia: Người ăn mừng vì đã sang Việt Nam, kẻ hối hận vì còn ở lại Trung Quốc, tại sao vẫn có những công ty cố chấp 'bỏ hết trứng vào một giỏ'?

Một số người đang ăn mừng quyết định ra đi, những người khác đang hối hận về quyết định ở lại, trong khi những người còn lại không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhìn lại những vết thương và đong đếm những mất mát của họ.

Các công ty đa quốc gia, vốn đã gặp phải nhiều vấn đề: tiền lương tăng ở Trung Quốc, bị phân biệt đối xử với doanh nghiệp trong nước và thuế quan cao từ phía Hoa Kỳ. Sự bùng phát coronavirus, đã hút cạn chút sức lực cuối cùng của họ.

Ken Jarrett, từng là nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Trung Quốc, hiện đang tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài về chiến lược Trung Quốc tại Tập đoàn Albright Stonebridge, cho biết: "Đối với hầu hết các công ty đa quốc gia, virus đã làm họ mất đi chút niềm tin còn sót lại - cho rằng Trung Quốc vẫn là nơi có thể tồn tại được".

Giám đốc của một công ty sản xuất toàn cầu cho biết: dịch bệnh bùng phát đã gây lãng phí cho các trung tâm sản xuất nổi tiếng của Trung Quốc trong nhiều tuần.

Hai năm sau khi công ty này bắt đầu chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ, nhiều người đã muốn quay lại Trung Quốc vì thỏa thuận thương mại giai đoạn một - được coi là dấu hiệu ngã ngũ của thương chiến. "Tuy nhiên, coronavirus đã chỉ ra rằng chúng tôi quá phụ thuộc vào một quốc gia. Và việc chuyển đi là một động thái đúng đắn", ông nói.

Giờ đây, khi rủi ro suy yếu đã lên tới 50%, công ty sẽ phải tăng tốc để di dời.

Các tập đoàn đa quốc gia: Người ăn mừng vì đã sang Việt Nam, kẻ hối hận vì còn ở lại Trung Quốc, tại sao vẫn có những công ty cố chấp bỏ hết trứng vào một giỏ? - Ảnh 1.

"Một hệ quả thú vị của coronavirus là nó đã chỉ ra người thắng và kẻ thua", ông Kyle Sullivan của công ty tư vấn Crumpton Group cho biết. "Các công ty trên thế giới đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngay từ khi Trung Quốc bắt đầu chịu thuế quan. Mặt khác, các công ty không thực hiện chiến thuật đa dạng hóa giờ đang hối hận".

Isaac Larian, CEO MGA Entertainment, một công ty đồ chơi của Mỹ, cho biết việc sản xuất của anh vẫn chịu tác động của bất ổn ở Trung Quốc. Anh đã rất lo lắng khi tác động của virus có thể sẽ ảnh hưởng đến mùa mua sắm cao điểm như tháng 8, trước khi trẻ em ở Mỹ và châu Âu quay trở lại trường học, và thậm chí là Giáng sinh.

"Trong 4 thập kỷ làm kinh doanh tại Trung Quốc, coronavirus là điều tồi tệ nhất từng xảy ra", Lary nói. "Người dân không nhận ra rằng đây sẽ là một sự gián đoạn lớn đối với hàng tiêu dùng".

Larian đã không chạy theo đám đông đến các quốc gia Đông Nam Á khác. 85% hàng hóa của MGA và 99% sản phẩm bán chạy hàng đầu của ông - Búp bê LOL, vẫn được sản xuất tại Trung Quốc.

"Chúng tôi phụ thuộc vào rất lớn vào Trung Quốc". Larian nói, "không có cách nào bạn có thể nhổ rễ cả một hệ thống sản xuất và đi đến một quốc gia khác". Ông nói thêm rằng, ông không thể tìm được lao động giá cả phải chăng cho nhà máy của mình ở bang Ohio, Mỹ, trong khi các địa điểm khác ở Ấn Độ và Việt Nam không có lực lượng lao động phù hợp hoặc cơ sở hạ tầng để cạnh tranh. "Theo tôi, trong 10 năm tới, không có cách nào thoát khỏi Trung Quốc" - ông tâm sự.

Quan điểm của Lary cho rằng, xem xét kỹ lưỡng thì không một quốc gia nào khác có thể làm được những gì mà Trung Quốc đang làm.

Các tập đoàn đa quốc gia: Người ăn mừng vì đã sang Việt Nam, kẻ hối hận vì còn ở lại Trung Quốc, tại sao vẫn có những công ty cố chấp bỏ hết trứng vào một giỏ? - Ảnh 2.

Trung Quốc có 1,4 tỷ người, một mạng lưới hậu cần đẳng cấp thế giới và nhiều thập kỷ kinh nghiệm sản xuất - những yếu tổ không có đối thủ. Nhiều công ty cảm thấy khó khăn hoặc không thể rời đi. Quy mô sản xuất của Trung Quốc lớn đến nỗi, hầu hết các công ty lớn sẽ cần phải duy trì sản xuất ở đại lục, ngay cả khi họ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc nói chung.

"Cơ sở sản xuất của Trung Quốc vẫn là một cái bóng lớn phủ lên khắp châu Á. Kinh nghiệm của họ, mạng lưới nhà cung cấp và kiến ​​thức về sản phẩm rất khó để nhân rộng trên quy mô tương tự", ông Keith Archer-Perkins, CEO tại ET2C International, một công ty tìm nguồn cung ứng cho hay. "Chúng tôi cũng đã thấy sự linh hoạt hơn về quy mô đặt hàng và độ chuyên sâu cao của sản phẩm khi so sánh với các thị trường khác".

Nhiều công ty đã chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nhưng họ cũng đã vấp phải những thiếu sót của các địa điểm mới. Cơ sở mới vận hành có thể không trơn tru bằng, nhưng chúng sẽ rẻ hơn và, hy vọng là, ít rủi ro hơn.

Trong vài năm qua, các công ty đã nhận ra rằng họ ngày càng trở nên mất cân đối, dựa vào Trung Quốc quá nhiều, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo từ các nhà kinh tế.

Các tập đoàn đa quốc gia: Người ăn mừng vì đã sang Việt Nam, kẻ hối hận vì còn ở lại Trung Quốc, tại sao vẫn có những công ty cố chấp bỏ hết trứng vào một giỏ? - Ảnh 3.

"Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ, đó là nguyên tắc cơ bản", ông Kent Kedl, đối tác tư vấn của Control Risks 'Greater China và North Asia Practice nói.

"Tất cả chúng ta đều cảm thấy thoải mái, Trung Quốc trong 30 năm qua dịch vụ dịch thuật đã vươn lên trở thành một trong những trụ cột của thế giới. Không dễ dàng để kinh doanh [ở Trung Quốc], nhưng Trung Quốc đã làm thực sự tốt và các công ty vẫn tiếp tục dựa vào họ".

Giờ đây, với sự gián đoạn lớn của coronavirus, các công ty tên tuổi lớn như Microsoft và Google đang chuyển sản xuất sang các trung tâm châu Á khác, chủ yếu là Việt Nam và Thái Lan.

Các tập đoàn đa quốc gia: Người ăn mừng vì đã sang Việt Nam, kẻ hối hận vì còn ở lại Trung Quốc, tại sao vẫn có những công ty cố chấp bỏ hết trứng vào một giỏ? - Ảnh 4.

Một cuộc khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho thấy chỉ có 2% số người được hỏi đang xem xét việc rời khỏi thị trường Trung Quốc với lý do trực tiếp vì coronavirus. Trong khi đó có 4% xem xét di dời một phần hoặc tất cả hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc".

Stanley Szeto,CEO công ty may mặc cao cấp Lever Style (Hong Kong) nói rằng sự thay đổi này đã diễn ra trong nhiều năm: "Chúng tôi đã chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác rất nhanh trong 2 năm qua. Chi phí của Trung Quốc đang tăng lên. Cuộc chiến thương mại khiến khách hàng Mỹ yêu cầu chúng tôi chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Virus sẽ làm trầm trọng thêm xu hướng đó. Một vài năm trước, Trung Quốc là cơ sở sản xuất lớn nhất của chúng tôi. Ngày nay, Việt Nam hiện chiếm hơn một nửa và Trung Quốc lui về đứng thứ hai".

Các tập đoàn đa quốc gia: Người ăn mừng vì đã sang Việt Nam, kẻ hối hận vì còn ở lại Trung Quốc, tại sao vẫn có những công ty cố chấp bỏ hết trứng vào một giỏ? - Ảnh 5.

Những người khác không có quyết định như vậy, chẳng hạn công ty Andritz. Công ty này đã đóng cửa mất một tháng cửa trên khắp Trung Quốc, nhằm mục đích ngăn chặn sự bùng phát của virus, nhưng vẫn không có ý định rời khỏi Trung Quốc, Chủ tịch công ty - ông Thomas Schmitz cho hay, vì phần lớn những gì họ sản xuất ra ở Trung Quốc được bán chính tại Trung Quốc.

Schmitz cho biết: "Chúng tôi có sự hiện diện rộng nhất tại Trung Quốc, vì vậy chúng tôi phụ thuộc rất lớn. Khi bạn nhìn vào mô hình kinh doanh của chúng tôi, khoảng 80% doanh thu của chúng tôi là từ Trung Quốc".

Khi chính quyền Bắc Kinh cố gắng hết sức để bù đắp các thiệt hại kinh tế đã mất, các nhà quan sát Trung Quốc giàu kinh nghiệm kỳ vọng rằng, chính phủ sẽ nỗ lực thuyết phục các công ty nước ngoài ở lại.

"Ta có thể bắt đầu thấy chính quyền Trung Quốc đang cung cấp nhiều cách thức hỗ trợ hơn, vì họ đã đẩy thương chiến lên đến đỉnh", ông Jarrett từ Albright Stonebridge Group nói. "Nhưng khi nhiều mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc không còn được sản xuất để lên kệ, người tiêu dùng và cổ đông bắt đầu gào thét, các công ty này sẽ lại tiếp tục phải đối mặt với áp lực phải rời đi".

Theo SCMP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét