Tôi đã đọc bài viết ' Không thể tiếp tục cho học sinh nghỉ tháng 3 ' của TS Trần Vinh Dự về các lý do không nên cho con em mình nghỉ học. Dưới góc nhìn về chương trình giáo dục của học sinh Việt Nam, tôi có vài điều muốn chia sẻ với các bạn như sau:
Ta nói nhiều đến đề xuất "nghỉ hết tháng 3" của TP HCM và học kỳ II tiếp tục từ tháng 4 đến tháng 7. Lãnh đạo TP HCM có lẽ đã tính toán đến những nguy cơ về dịch bệnh khi nó bùng phát trên toàn cầu, cũng như khả năng y tế, chữa trị của các bệnh viện trong nước, nhất là ở những thành phố lớn. Nhưng đề xuất này đã nhận được nhiều ý kiến phản bác vì họ cho rằng nó chưa cần thiết, không có ca bệnh nào mới ở Việt Nam, khí hậu ấm lên và ngành giáo dục nhiều tỉnh sẽ vỡ trận vì kế hoạch này, nhất là các tỉnh miền Trung, nơi hứng chịu những đợt gió Lào khô nóng và nắng nóng gay gắt trong tháng 6,7; rồi đến mùa mưa bão ở miền Bắc và miền Trung trong các tháng 7 đến 10.
Trong bài viết trước, tôi có đề cập đến một thứ, đó là "tiết học tự chọn" : với THCS là hai tiết một tuần, THPT là bốn tiết một tuần. Thêm nữa, ta nhập chào cờ với sinh hoạt lớp và bỏ tiết hoạt động tập thể (do nhà chức trách hạn chế tập trung đông người). Sau đó, dùng các tiết này để dạy bù, đẩy nhanh chương trình. Chúng ta thử làm một con tính nhỏ như sau với hai khối lớp bị tác động mạnh nhất, lớp 9 và lớp 12:
- Với lớp 9, có 25 tiết chính khoá (26 nếu trường tổ chức học tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020), nhập chào cờ với sinh hoạt là 26 (27). Như vậy sẽ còn 4 (3) tiết trống trong tuần và tiết học tự chọn. Như vậy, với 15 tuần còn lại có 60 (45) tiết sẽ dư ra, cộng với tuần dự trữ, tương đương từ 2-3 tuần học của các em.
- Với lớp 12, có 23 tiết chính khoá, nhập chào cờ với sinh hoạt là 24. Như vậy sẽ còn 6 tiết trống trong tuần cũng như thực hiện tiết học tự chọn. Do đó, với 15 tuần còn lại sẽ có 90 tiết học dư ra, cộng với tuần dự trữ, sẽ tương đương với một tháng học của các em.
Do đó, nếu năm nay ta tạm thời cắt giảm các tiết học tự chọn và sử dụng các tiết dư ra đó để đẩy nhanh tiến độ chương trình cho các em trong mỗi tuần các em còn đi học, Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog thì lúc này sẽ còn từ 2 tuần đến một tháng để các em nghỉ học khi chẳng may có dịch bệnh bùng phát. Và đó chính là thứ "lương khô" mà TS Trần Vinh Dự đã đề cập.
Từ đó, liên hệ trở lại với đề xuất nghỉ đến hết tháng 3 của TP HCM hay việc Bộ GD&ĐT yêu cầu học sinh THPT đi học lại từ đầu tháng 3, có thể thấy rõ hai bên đều đã có tính toán cụ thể.
Nhiều phụ huynh còn mạnh dạn coi việc nghỉ phòng dịch như "nghỉ hè sớm" và sau đó học liên tục trong hè, liền luôn với đầu năm học mới. Nhưng có phụ huynh thì lo ngại áp lực cho các cháu khi không được nghỉ dãn giữa hai năm học. Tôi xin trả lời, ngành giáo dục sẽ phải có 8 tuần nghỉ dãn năm vì họ còn công tác tuyển sinh, thi cử, chuẩn bị năm học và SGK mới. Riêng hai công việc thi cử, tuyển sinh mất ít nhất 6 tuần, vì đòi hỏi phải có thời gian, không phải cứ gói gọn làm nhanh từ 2-4 tuần, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu vào của các trường và nguồn lực tương lai.
Ta tiếp tục làm một con tính khác, nếu chiều theo ý kiến phụ huynh là "học xuyên hè" thì giả sử, năm học kết thúc cuối tháng 7, các em sẽ phải nghỉ tháng 8, 9; năm học 2020-2021 sẽ bắt đầu từ cuối tháng 9, học kỳ I vừa tròn đến trước Tết (12/2/2021) và học kỳ II từ sau Tết đến hết tháng 6. Như vậy, phải đến năm học 2021-2022, ngành Giáo dục mới trở lại đúng quỹ đạo.
Chưa kể nhiều phụ huynh cho rằng "học là cả đời, lùi một năm cũng chẳng sao", nhưng điều này vô hình chung làm nền giáo dục sẽ bị trì trệ, kéo theo nhiều ngành dịch vụ khác bị ảnh hưởng xấu, ảnh hưởng đến rất nhiều kế hoạch của cả nước. Các bạn muốn con em nghỉ học thì cũng đồng nghĩa với các bạn đang yêu cầu cả xã hội dừng hoạt động, các nhiệm kỳ hoạt động lùi một năm. Chưa kể, áp lực từ lứa học sinh tiếp theo sẽ dễ dẫn đến không đủ trường học cho các con, mà nếu muốn giảm áp lực thì chỉ còn cách là sửa luật. Đó là điều không một nhà lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học và bất kỳ một ngành nghề nào mong muốn cả đất nước bị trì trệ.
Tất nhiên, còn một thứ quan trọng hơn nhiều, đó là sức khỏe và tính mạng chúng ta. Dịch bệnh diễn biến phức tạp vậy, các phụ huynh không an tâm và muốn cho nghỉ cũng phải. Tương lai đất nước là nằm cả ở vào thế hệ con em họ. Bản thân chúng ta rất lo ngại dịch bệnh lây lan, nhất là từ những du khách từ vùng dịch nhưng luôn tìm cách trốn kiểm dịch và ta không hay biết họ có mang mầm bệnh hay không? Như lãnh đạo TP HCM, chỉ cần vượt 1.000 bệnh nhân là thành phố sẽ "vỡ trận".
Thời tiết ấm nóng chỉ là điều kiện cần, thể chất của con người mới là điều kiện đủ, mà về mặt này, rõ ràng ta thua thiệt so với một số nước dịch đang hoành hành mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Italia hay gần ta hơn là Thái Lan và vùng dịch Trung Quốc. Giả sử ta phát hiện một học sinh nhiễm bệnh là rất có thể sẽ lây lan nhanh, một cháu bị nhiễm thì có thể lan ra một lớp, rồi cả trường, giáo viên, cán bộ, công nhân viên, cộng đồng xung quanh và các phụ huynh đưa đón, sau đó còn có thể là gia đình, họ hàng của họ; rất nhanh chóng ngành y tế sẽ "vỡ trận".
Bởi lẽ, virus có thể ủ lên tới 27 ngày, trong thời gian ủ và chưa phát hiện triệu chứng, nó đã có thể lây lan nhanh sang người khác dưới nền thể chất không phải là tốt của người Việt. Đó là kịch bản ta không thể lường trước. Do đó, ta không được chủ quan, rủi ro là không thừa. Lúc đó, không chỉ ngành y tế mà cả ngành giáo dục sẽ vỡ trận, nhiều ngành nghề khác sẽ vỡ trận, đất nước sẽ trì trệ kéo dài, ảnh hưởng tới cả nhân lực tương lai. Hậu quả đó mới thực sự nguy hiểm.
'Nên học bù sớm, tránh học hè'
Do vậy, tôi vẫn thiên về phương án cho các con nghỉ học hơn, vì an toàn là trên hết, có sức khoẻ là có tất cả, còn người thì ắt còn kinh tế, còn sự phát triển. Nhưng như tôi đã nói, các tiết học tự chọn và tuần dự trữ sẽ là chiếc "phao cứu sinh", "lương khô" cuối cùng của Bộ GD&ĐT và các tỉnh để có thể sử dụng, nhằm cứu vãn một năm học trong trường hợp tiếp tục nghỉ dài ngày, tránh ảnh hưởng lớn đến năm học tiếp theo.
Tôi hy vọng các cấp sẽ xem xét kỹ việc cho học sinh, sinh viên nghỉ tiếp vì dịch bệnh, việc học nên diễn ra vào thời điểm nào là thích hợp, và năm nay tạm thời cắt giảm toàn bộ các tiết học tự chọn, thay vào đó là các tiết để đẩy nhanh tiến độ chương trình mà vẫn không phải học thứ 7 hay chủ nhật. Trong một năm học mà kế hoạch dạy học đã bị đảo lộn quá nhiều vì nCoV, thì việc tận dụng các tiết học tự chọn sẽ là yếu tố then chốt quyết định đến thành bại của năm học này, cũng như của ngành giáo dục trong thời gian sắp tới.
Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .
Vĩnh Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét